Tác động Của Công Việc Ngành Công Nghệ Thông Tin Đến Các Lĩnh Vực Như Thế Nào?

Tác động Của Công Việc Ngành Công Nghệ Thông Tin Đến Các Lĩnh Vực Như Thế Nào?

24/03/2022

Trước khi COVID-19 bùng phát vào năm 2020, công việc ngành CNTT đã được dự đoán sẽ trở thành công việc có nhu cầu cao trong thập kỷ tới. Và COVID-19 tới khiến nhân viên CNTT trở nên quan trọng đặc biệt quan đối với nền kinh tế tương lai. Chính vì thế, dự đoán rằng việc làm cho những ngành nghề này sẽ phát triển vượt bậc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về các công việc ngành CNTT dự kiến có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ 2020–30 và tìm hiểu COVID-19 đóng vai trò như thế nào đối với sự tăng trưởng này. 

What The Long-Term Impacts Of The COVID-19 Pandemic Could Mean For The Future Of IT jobs?
Trước khi COVID-19 bùng phát vào năm 2020, công việc ngành Công Nghệ Thông Tin đã được dự đoán sẽ trở thành công việc có nhu cầu cao trong thập kỷ tới.

1.   Tăng trưởng việc làm cho các ngành nghề Công Nghệ Thông Tin phát triển nhanh nhất

Kể từ khi đại dịch covid 19 bắt đầu, các doanh nghiệp đã tăng cường sắp xếp cho nhân viên làm việc theo mô hình trực tuyến từ xa và làm việc kết hợp (là một mô hình kết hợp giữa làm việc trực tuyến và chỉ lên văn phòng khi cần thiết), đồng thời thị trường bán lẻ thương mại điện tử tăng mạnh, các dịch vụ y tế từ xa và chăm sóc sức khỏe từ xa cũng mở rộng đáng kể. Khi các xu hướng này tăng mạnh, đòi hỏi theo đó là các giải pháp liên quan đến an ninh mạng cần được nâng cao và tinh vi hơn. Chính vì thế, để đáp ứng như cầu ngày càng tăng cao thì các công việc ngành Công Nghệ Thông Tin xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Công việc ngành này được dự báo sẽ tăng 13,4% trong thập kỷ 2020–2030, cao hơn 5,7% so với mức trung bình là 7,7% ở tất cả các ngành nghề khác. Đáng chú ý đó là việc làm của nhóm ngành Công Nghệ Thôn Tin  này không bị suy giảm trong thời kỳ đại dịch.

Theo dự báo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) 2020-2030 cho thấy rằng các ngành nghề sau đây sẽ là nghề nghiệp phát triển nhanh nhất: 

  • Phân tích bảo mật thông tin (information security analysts)
  • Phát triển phần mềm, nhà phân tích đảm bảo chất lượng và người kiểm tra (software developers, quality assurance analysts, and testers)
  • Khoa học nghiên cứu máy tính và thông tin (computer and information research scientists)
  • Phát triển web và thiết kế giao diện kỹ thuật số (web developers and digital interface designers)

Dưới đây là những nhiệm vụ cơ bản của các ngành nghề nổi bật bên trên cùng những dự kiến mức tăng trưởng của chúng từ năm 2020-2030:

Phân tích an ninh thông tin

Có nhiệm vụ là lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống mạng lưới của tổ chức. Trọng trách của những nhà an ninh mạng cũng được đề cao hơn bởi hiện nay các cuộc tấn công mạng ngày càng nhiều và tinh vi hơn trước rất nhiều. Các nhà phân tích bảo mật đề ra các kịch bản khôi phục lại hệ thống khi sự cố nghiêm trọng xảy ra, và cá nhân viên Công Nghệ Thông Tin sẽ làm theo đó trong trường hợp khẩn cấp. Nhờ có các kế hoạch này mà hoạt động của tổ chức sẽ không bị gián đoạn. Theo dự đoán, phân tích an ninh thông tin sẽ tăng 33.3% trong khoảng thời gian 2020-2023, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình của tất cả các nghề khác.

Phát triển phần mềm, phân tích đảm bảo chất lượng và kiểm thử

Có nhiệm vụ tham gia vào toàn bộ quá trình để tạo ra một chương trình phần mềm. Các ứng dụng phần mềm máy tính do nhà phát triển tạo ra cho phép người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể. Các nhà phân tích và đảm bảo chất lượng phần mềm thiết kế và thực hiện các bài kiểm tra phần mềm để xác định các vấn đề và tìm hiểu cách mà phần mềm hoạt động. Nghề này dự kiến ​​sẽ tăng 22,2% từ năm 2020 đến năm 2030, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các nghề nghiệp.

Khoa học nghiên cứu máy tính và thông tin

Thiết kế các ứng dụng sáng tạo cho công nghệ mới và hiện có. Họ nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh, khoa học, y học và các lĩnh vực khác trên phương diện công nghệ thông tin. Các nhà khoa học nghiên cứu máy tính và thông tin thiết kế và cải tiến phần mềm máy tính và kiến ​​trúc phần cứng. Công việc này được dự đoán sẽ tăng 21,9% trong thập kỷ 2020-2030, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác.

Phát triển web và nhà thiết kế giao diện kỹ thuật số

Có nhiệm vụ tạo và duy trì các trang web. Họ cũng chịu trách nhiệm về các khía cạnh kỹ thuật của trang web, chẳng hạn như tốc độ trang web và lượng lưu lượng truy cập mà trang web có thể xử lý. Các nhà thiết kế kỹ thuật số phát triển, thiết kế và thử nghiệm các giao diện, chức năng và điều hướng về khả năng sử dụng của cá trang web. Công việc này được dự đoán sẽ tăng 12,8% từ năm 2020 đến năm 2030, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác.

2.   Điều gì đang thúc đẩy sự phát triển ngành nghề Công Nghệ Thông Tin?

Theo dự đoán, nhu cầu của các công việc liên quan đến Công Nghệ Thông Tin sẽ tăng mạnh trong thập kỷ 2020-2030. Nhờ COVID-19 mà các hình thức làm việc từ xa và làm việc kết hợp trở thành phương thức làm việc chính, các dịch vụ y tế từ xa phát triển và thương mại điện tử tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, các hình thức này được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng cao sau đại dịch. Vì thế, hệ quả tất yếu rằng các vấn đề an ninh mạng sẽ được chú trọng hơn dẫn đến công việc ngành Công Nghệ Thông Tin liên quan đến chúng sẽ được săn đón hơn. 

3.   Tăng cường kết hợp làm việc từ xa

COVID-19 khiến nhiều thứ thay đổi và mô hình làm việc từ xa và làm việc kết hợp là một trong những thay đổi đáng chú ý nhất. Chúng tăng trưởng một cách vượt bật và dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19, Global Workplace Analytics đã thực hiện một cuộc khảo sát, kết quả cho thấy rằng có đến 77% nhân viên văn phòng làm việc từ xa toàn thời gian, so với chỉ 9% trước khi đại dịch bắt đầu. Và đáng chú ý rằng, mặc dù nhân viên đã trở lại làm việc tại văn phòng kể từ đỉnh điểm đại dịch qua đi, thế những tỉ lệ phần trăm nhân viên làm việc từ xa toàn thời gian và bán thời gian vẫn cao hơn nhiều so với trước khi có COVID-19. 

What The Long-Term Impacts Of The COVID-19 Pandemic Could Mean For The Future Of IT jobs?
Mô hình làm việc từ xa tăng mạnh thì thách thức về các vấn đề an ninh mạng cũng trở nên cấp thiết hơn

Theo một khảo sát do Gallup thực hiện lên các nhân viên toàn thời gian tại Mỹ, có đến 45% nhân viên làm việc tại nhà toàn thời gian hoặc bán thời gian trong tháng 9/2021. Theo xu hướng đó, làm việc từ xa và làm việc kết hợp được cho là sẽ trở nên phổ biến trong thập kỷ 2020-2030 nhờ sự linh hoạt cho nhân viên và tiết kiệm chi phí cho công ty.

Cả nhân viên và các nhà lãnh đạo đều nhận thấy lợi ích to lớn mà làm việc từ xa và làm việc kết hợp mang lại. Vào năm 2020, Gartner, Inc., thực hiện một cuộc khảo sát lên lãnh đạo của các công ty trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn. Kết quả cho thấy 82% công ty có kế hoạch cho nhân viên làm việc từ xa tự do, tức là chỉ cần làm việc tối thiểu một lượng thời gian. Trong khi đó, có 47% công ty dự định để nhân viên làm việc từ xa nhưng đủ số giờ như làm việc trên văn phòng.

Làn sóng làm việc từ xa tăng mạnh, nhu cầu sử dụng mạng internet càng nhiều dẫn đến việc kết nối mạng ở nhiều nơi trong đó có các tổ chức của Mỹ trở nên chậm chạp và gặp nhiều vấn đề hơn trước. Vậy nên, nhu cầu cần nhân viên trong công việc ngành Công Nghệ Thông Tin để giải quyết các vấn đề trên tăng cao. Các nhà khoa học máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và cải thiện các phương pháp tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề phức tạp. Trong khi đó, các nhà phát triển phần mềm thiết kế các ứng dụng và hệ thống nhằm tối ưu hiệu quả nhất mô hình làm việc từ xa và làm việc kết hợp. Ngoài hai công việc này thì các công việc ngành Công Nghệ Thông Tin khác cũng được hưởng lợi rất nhiều.

Mô hình làm việc từ xa tăng mạnh thì thách thức về các vấn đề an ninh mạng cũng trở nên cấp thiết hơn. Các lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng Công Nghệ Thông Tin và mạng di động hay VPNs không an toàn,… được bọn tội phạm lợi dụng để xâm nhập vào. Chính vì thế, các công việc phân tích an ninh thông tin dự kiến sẽ tăng 33.3% từ năm 2020-2030.

4.   Tác động của sự phát triển Công Nghệ Thông Tin đến ngành Y tế

Trong thời kỳ đại dịch, nhiều cơ sở trung tâm chăm sóc sức khỏe bắt đầu cung cấp các loại hình dịch vụ chăm sóc y tế từ xa nhiều hơn, trong đó có dịch vụ khám bệnh trực tiếp với bác sĩ và nhận đơn thuốc mà không cần tiếp xúc. Trước đại dịch, mô hình dịch vụ này đã xuất hiện tuy nhiên không được phổ biến. Và cho đến năm 2020, số lượt khám bệnh từ xa đã tăng 50% tại Mỹ. Thấy được nhu cầu tăng cao, các tổ chức chăm sóc sức khỏe đã đầu tư hàng triệu đô la vào các nền tảng chăm sóc ảo, đặc biệt là mô hình hẹn định kỳ và chăm sóc liên tục cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Chính vì số lượng cầu lớn như thế nên đòi hỏi lượng cung của các các dịch vụ Công Nghệ Thông Tin cũng phải lớn theo. 

Sự tăng trưởng của khám bệnh từ xa (telehealth) và các dịch vụ sức khỏe cá nhân trong thập kỷ 2020-2030 dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công việc ngành Công Nghệ Thông Tin để giúp phát triển, thử nghiệm và hỗ trợ cả phần cứng và phần mềm cho loại hình dịch vụ này. 

Nhu cầu quan tâm sức khỏe của từng cá nhân tăng cao, vì vậy các mô hình ứng dụng cảm biến di động và theo dõi các hoạt động thể chất cũng được chú trọng khá nhiều. Các thiết bị, ứng dụng đó có thể cho phép người dùng biết được nhịp tim, chất lượng ngủ, tần suất vận động hay  các chỉ số sức khỏe khác. Điều này được thể hiện rõ khi có đến 21% người trưởng thành ở Mỹ cho biết rằng họ thường xuyên đeo đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác. Vì vậy, khi sự phát triển của các thiết bị theo dõi sức khỏe các nhân tăng cao như thế sẽ dẫn đến vai trò của các nhà phát triển phần mềm càng được quan tâm hơn. Họ có nhiệm vụ cập nhật, nâng cao các tính năng của phần mềm cũng như phát triển nhiều nền tảng kỹ thuật số hơn nữa để đem đến cho người dùng trải nghiệm tiện ích, tiện lợi nhất có thể.

Dĩ nhiên rằng khi các loại hình dịch vụ y tế từ xa phát triển mạnh mẽ thì kéo theo đó là những vấn đề an ninh mạng liên quan đến bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân.Theo một cuộc khảo sát an ninh mạng của Hiệp hội Hệ thống Quản lý và Thông tin Y tế (HIMSS) được thực hiện vào năm 2020, có đến 70% các tổ chức y tế được khảo sát cho biết rằng có một sự cố bảo mật rất nghiêm trọng xảy ra vào năm ngoái khi đang trong quá trình thực hiện cuộc khảo sát. Được biết, vi phạm dữ liệu hệ thống chăm sóc sức khỏe có mức phạt cao nhất so với bất kỳ ngành nào (trung bình của mỗi lần vi phạm lên đến 7,1 triệu đô la vào năm 2020). Trong thập kỷ 2020-30 tới, dự đoán rằng các nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào an ninh mạng để bảo vệ thông tin, dữ liệu của bệnh nhân an toàn nhất có thể và tránh khỏi các cuộc tấn công không mong muốn. Và các nhà an ninh mạng với nhiệm vụ là bảo vệ mạng lưới hệ thống chắc chắn sẽ được săn đón rất nhiều.

5.   Tác động của sự phát triển Công Nghệ Thông Tin đến ngành Bán lẻ (Xu hướng mua sắm online)

Trong thời kỳ đại dịch, vì lý do an toàn nên người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết. Họ có thể mua bất cứ thứ gì trên các sàn thương mại điện tử. Thống kê năm 2020 cho thấy rằng thị phần bán lẻ của thương mại điện tử ước tính tăng từ 2 – 5 lần so với trước khi đại dịch bắt đầu. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, người tiêu dùng đã chi 792 tỷ đô la để mua sắm online vào năm 2020, tăng 32,4% so với 598 tỷ đô la vào năm 2019. Tuy nhiên có thể sự tăng trưởng của thương mại điện tử sẽ không còn mạnh mẽ khi COVID-19 kết thúc, nhưng chúng vẫn được dự đoán rằng vẫn sẽ phát triển nhanh hơn so với bán lẻ truyền thống trong giai đoạn 2020-2030, Điều này được thể hiện khị các chuyên gia đưa ra dự báo tỷ lệ thị trường bán lẻ của thương mại điện tử sẽ đạt gần 24% vào năm 2025 so với chỉ 11% vào năm 2019.

What The Long-Term Impacts Of The COVID-19 Pandemic Could Mean For The Future Of IT jobs?
Các nhà an ninh mạng sẽ đảm bảo mọi thông tin đều được bảo mật đồng thời tránh khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Ngoài các ứng dụng mua sắm, các ứng dụng tập thể dụng, game hay mạng xã hội cụ thể là các nền tảng phát video trực tuyến cũng tăng mạnh vào năm 2020. Dự đoán trong 10 năm tới, các nhu cầu của con người trên các ứng dụng như giao đồ ăn, giải trí, giáo dục, tập thể dục, ngân hàng, sức khỏe và các hoạt động khác sẽ ngày càng được sử dụng nhiều. Vì thế, các công việc ngành Công Nghệ Thông Tin liên quan đến phát triển những ứng dụng này có tiềm năng vô cùng mạnh mẽ. Ví dụ như các nhà phát triển web và nhà thiết kế giao diện kỹ thuật số sẽ cần thiết để thiết kế các trang web và ứng dụng, tạo và thử nghiệm các ứng dụng mới, quản lý kỹ thuật của trang web hay thức hiện các tác vụ liên quan đến giao diện, chức năng của các trang web và ứng dụng trên điện thoại di động.

Cũng như mô hình làm việc từ xa hay dịch vụ ý tế từ xa, sự mở rộng và phát triển của các nền tảng mua sắm ảo quá nhanh khiến các vấn đề về an ninh mạng khó được kiểm soát. Lúc này, các doanh nghiệp tập trung tăng cường các biện pháp an ninh để bảo vệ hệ thống lẫn người tiêu dùng của họ, và các nhà an ninh mạng sẽ đảm bảo mọi thông tin đều được bảo mật đồng thời tránh khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài.

6.    Kết luận

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi rất nhiều thứ, từ cách làm việc, các dịch vụ chăm sóc y tế đến thói quen mua sắm. Chúng đều được thực hiện online. Nền kinh tế kỹ thuật số này sẽ không dừng lại mà sẽ ngày càng bùng nổ. Người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu nhiều hơn các kết nối và dịch vụ từ Internet dẫn đến nhu cầu về bảo mật thông tin hay an ninh mạng cũng tăng một cách đáng kể. Và một khi người dùng trở nên phụ thuộc hơn vào các cơ sở hạ tầng Công Nghệ Thông Tin để làm việc hay thực hiện các nhu cầu cá nhân thì  công việc ngành Công Nghệ Thông Tin sẽ được phát triển mạnh mẽ để giúp cải tiến, nâng cấp các nền tảng và hệ thống. Tương tự như vậy, khi các ứng dụng hay hệ thống trở nên tinh vi hơn thì kéo theo các tin tặc cũng chuyên nghiệp hơn. Vì vậy nhu cầu cần các nhà an ninh mạng để xử lý cũng như bảo mật thông tin an toàn sẽ tăng cao.

Nguồn: U.S. Bureau of Labor Statistics

Liên hệ

Liên hệ

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!