Làm Thế Nào Để Hình Thành Kĩ Năng Rèn Luyện Trí Tuệ Cảm Xúc?

Làm Thế Nào Để Hình Thành Kĩ Năng Rèn Luyện Trí Tuệ Cảm Xúc?

19/04/2021

Đã từ rất lâu, trí tuệ cảm xúc (EQ) luôn là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp - trước khi Daniel Goleman định rõ năm yếu tố chính về EQ và cả trước khi Peter Salovey & John D. Mayer đặt ra thuật ngữ này vào 30 năm trước.

Làm Thế Nào Để Hình Thành Kĩ Năng Rèn Luyện Trí Tuệ Cảm Xúc?
How to Build Skill in Emotional Intelligence

Theo Viện Levo, 80% người lao động tin EQ đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển sự nghiệp của họ và 87% người thuộc thế hệ Millennials phản hồi rằng trí tuệ cảm xúc của lãnh đạo có thể tạo động lực thúc đẩy công ty đến với thành công. Rất nhiều những nghiên cứu đã kể ra vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với hiệu quả lãnh đạo, sự thành công trong sự nghiệp và có thể giảm thiểu được lượng nhân viên nghỉ việc.

Khi thế giới đang phải đối mặt với thay đổi và thách thức trong suốt nhiều tháng vừa qua, chúng ta ngày càng nghe nhiều hơn về khái niệm này. Trên tin tức, ở nơi làm việc và trong cuộc sống thường nhật, chúng ta thường được nghe những thông điệp về tầm quan trọng của việc hành xử và sự thấu hiểu để trợ giúp lẫn nhau.

Lời kêu gọi “Hãy thấu hiểu và đồng cảm” có thể tác động mạnh mẽ tới thế giới của chúng ta. Và điều đó khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian vào việc học cách vận hành sao cho hiệu quả với trí tuệ cảm xúc cùng những nhân tố của nó, bao gồm:

  • Hiểu rõ bản thân
  • Chỉnh đốn bản thân
  • Động lực thúc đẩy
  • Sự thấu hiểu
  • Những kỹ năng xã hội

Ngay cả khi sở hữu trí tuệ cảm xúc lành mạnh, chúng ta vẫn cần liên tục rèn giũa và thay đổi bản thân mình như cách chúng ta vẫn làm với những kỹ năng khác. Khi bạn và đồng nghiệp xây dựng trí tuệ cảm xúc của mình, hãy cân nhắc việc thực hành những kỹ năng sau:

Sáu Bí Quyết Để Hình Thành Tư Duy Về Trí Tuệ Cảm Xúc

1. Tin vào những điều tích cực

Con người không hề hoàn hảo. Đôi khi chúng ta có thể diễn đạt sai từ ngữ hoặc giọng điệu của ai đó khiến bạn cảm thấy khó nghe. Nhưng nếu bạn áp dụng tư duy rằng mọi thứ người khác nói với bạn đều có dụng ý tích cực, bạn sẽ có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình và đối đãi người khác bằng sự thấu hiểu hơn. Tại Emergenetics, việc giả định về sự tích cực đã ăn sâu vào trong nhận thức của đội ngũ nhân viên, và có thể khẳng định rằng, điều này đã tạo nên sự khác biệt rõ ràng trong trạng thái cảm xúc của nhân viên Emergenetics.

2. Thường xuyên kiểm tra cảm xúc bản thân trong ngày

Biến việc nhận thức bản thân thành một phần trong lịch trình hằng ngày của bạn: Kiểm tra xem liệu bạn có đang ý thức được sự hiện diện của bản thân trong cuộc sống hay không? Bạn đang cảm thấy như thế nào ở thời điểm hiện tại? Nhờ vậy, bạn mới có thể điều chỉnh cảm xúc bản thân mình một cách tốt hơn. Hãy đặt lịch hẹn, nhờ bạn bè nhắc nhở, hoặc đưa việc kiểm tra cảm xúc vào lịch trình mỗi sáng hoặc tối. Bằng cách tạo thói quen kiểm tra cảm xúc này, bạn có thể trở nên hòa hợp với trạng thái tâm lý của mình hơn.

3. Luyện tập nghệ thuật của việc dừng lại

Trong những tình huống nhạy cảm hay khi rơi vào trạng thái bị kích động, bạn có thể gặp khó khăn trong việc kiềm chế bản thân “không được phản ứng” thay vì đưa ra phản hồi hợp lý. Phản ứng tự nhiên chống-trả-hay-bỏ-chạy có vai trò quan trọng trong một cuộc khủng hoảng, và trong một ngày bình thường của bạn, hầu hết các tình huống tương tác đều cho phép bạn dừng lại, xem xét tình huống đang gặp, và nghĩ về việc bạn đang cảm thấy gì để trả lời một cách chín chắn và đầy thấu hiểu. Hãy bắt đầu một cách đơn giản bằng việc hít thở ba lần để khiến mình chậm lại.

4. Tìm những nhân tố gây ra áp lực

Dành thời gian để suy xét tình huống, cách tiếp cận, phương thức giao tiếp nào khiến bạn cảm thấy lo lắng và áp lực. Khi bạn biết được tác nhân nào có thể khiến bạn thấy khó khăn trong việc điều chỉnh hay thúc đẩy bản thân hành động, bạn có thể nhận diện chúng tốt hơn mỗi khi chúng xuất hiện và từ đó tìm cách quản lý cảm xúc tốt hơn.

5. Lắng nghe mà không phán xét

Để phát triển tư duy trí tuệ về mặt cảm xúc, bạn cần luyện tập thay sự phán đoán về người khác bằng trí tò mò. Khi bạn tiếp cận người khác cũng như những lời bình phẩm từ họ với ý định học hỏi, điều đó giúp nảy sinh việc đặt những câu hỏi để bạn có thể hiểu tình huống hay con người một cách trọn vẹn hơn. Và sau lúc đó, việc trả lời một cách thấu đáo nhất về tình huống sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

6. Dành thời gian để suy ngẫm mỗi ngày

Việc suy ngẫm là vô cùng quan trọng khi chúng ta xây dựng kỹ năng về trí tuệ cảm xúc. Hãy dành thời gian để bản thân suy ngẫm lại những gì đã xảy ra trong ngày. Hãy ăn mừng cho những thành công bạn đã đạt được, ghi nhận sự phát triển của bản thân trong cách bạn kiểm soát hành vi của mình và quan trọng là tập nhìn nhận những thứ bạn muốn làm khác đi trong tương lai. Việc suy ngẫm có thể tồn tại ở nhiều dạng – ví dụ như viết nhật ký, suy nghĩ hướng nội, hoặc chia sẻ với người thân – Không quan trọng bằng cách nào, nhưng hãy khuyến khích bản thân tìm phương pháp phù hợp nhất cho mình.

Sáu Thói Quen Bạn Có Thể Thực Hiện Để Rèn Luyện Chỉ Số EQ Và Sự Thấu Cảm

1. Hãy làm một hành động tử tế ngẫu nhiên

Một hành động tử tế không chỉ đơn thuần sẽ làm nên một ngày của ai đó, mà nó có thể sẽ củng cố trí tuệ cảm xúc và sự thấu cảm của bạn hơn. Hãy suy xét một vài cách đơn giản để bạn có thể thực hiện việc này, ví dụ như gửi thư cảm ơn hay gợi ý đồng nghiệp xem liệu bạn có thể giúp họ với một dự án nào đó hay không?

2. Hãy tình nguyện

Tham gia vào các hoạt động của cộng đồng là một cách hiệu quả để trở nên cởi mở và hình thành sự thấu cảm đối với người khác. Hãy tìm các cơ hội để trở thành tình nguyện viên trực tiếp hoặc qua mạng nhờ các tổ chức như Volunteer Match, United Way, hoặc các tổ chức cộng đồng tại địa phương nơi bạn sống.

3. Hãy bước ra ngoài vùng an toàn của chính bạn

Bạn không cần phải thực hiện hành động này một cách thái quá. Bạn có thể lựa chọn việc đơn giản như đi đến nhà người thân bằng một tuyến đường mới. Việc xa rời thói quen thường nhật và bước ra khỏi vùng an toàn của bạn sẽ cho phép bạn chấp nhận những cách tiếp cận mới và giúp bạn xây dựng sự đồng cảm tốt hơn.

4. Hãy đọc sách

Những nhân vật trong tiểu thuyết có thể cho bạn một cái nhìn sâu hơn về khía cạnh cảm xúc đa chiều của con người. Bằng cách đặt mình vào tâm trí của người khác, sách giúp bạn có được sự đồng cảm trên những quan điểm khác nhau.

5. Hãy yêu cầu phản hồi

Khi đang làm việc cùng đồng nghiệp, hãy hỏi xin ý kiến đóng góp của họ về cách bạn đang biểu hiện và những cách bạn có thể cải thiện. Một môi trường với cảm giác an toàn nơi công sở là yếu tố thiết yếu để bạn có được lời phản hồi chân thực, và chỉ việc yêu cầu ý kiến đóng góp thôi cũng đủ giúp bạn cân nhắc được nhiều quan điểm khác nhau và rèn luyện trí tuệ cảm xúc.

6. Hãy áp dụng “Luật lệ Bạch Kim” trong tương tác hằng ngày của bạn

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là hãy rèn luyện trí tuệ cảm xúc bằng cách sử dụng “Luật lệ Bạch Kim” – Ứng xử với người khác theo cách mà bạn muốn được người khác ứng xử. Tại Emergenetics, luật lệ Bạch Kim được áp dụng bằng cách cân nhắc Hồ Sơ Emergenetics của mỗi thành viên trong đội ngũ hoặc khách hàng cần tương tác. Nhờ việc sử dụng Hồ Sơ này mà việc ngôn ngữ và tác phong của bản thân để tôn trọng sở thích của họ. Việc này khiến giúp trở nên thấu cảm hơn cũng như xây dựng các kỹ năng xã hội  tốt nhất.

Xây dựng trí tuệ cảm xúc đòi hỏi phải có sự rèn luyện liên tục. Cho dù bạn vẫn còn lạ lẫm với khái niệm EQ hay bạn đã trau dồi nó được một thời gian, hi vọng rằng những bí quyết này có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc hình thành tư duy về trí tuệ cảm xúc và cung cấp những bước thiết yếu để bạn có thể rèn luyện EQ ở mọi khía cạnh.

Nguồn: Emergenetics International

Liên hệ

Liên hệ

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!