Hậu COVID-19, Liệu Các Công Ty Có Duy Trì Được Sự Thấu Cảm Với Nhân Viên của Mình?

Hậu COVID-19, Liệu Các Công Ty Có Duy Trì Được Sự Thấu Cảm Với Nhân Viên của Mình?

07/07/2021

Đại dịch COVID-19 đã phá vỡ - và tái tạo lại khái niệm kinh doanh như thường lệ. Đối với nhiều tổ chức, thực tế làm việc mới là làm việc tại nhà. Một số doanh nghiệp đang nỗ lực đổi mới cách thức cung cấp các dịch vụ thiết yếu theo hướng an toàn hơn đến người dân, số khác vẫn đang trong tình trạng ngưng hoạt động. Trong một môi trường hỗn loạn và bất định như vậy, chưa bao giờ khả năng tập trung vào sự an yên của nhân viên và nền kinh tế nền tảng của các doanh nghiệp lại trở nên cấp thiết như vậy.

Hậu COVID-19, Liệu Các Công Ty Có Duy Trì Được Sự Thấu Cảm Với Nhân Viên của Mình?
For now, the fallout of COVID-19 may overwhelm our sightlines and operations

Ở thời điểm hiện tại, tác dụng phụ mà COVID-19 mang lại có thể che khuất tầm nhìn và lấn át các hoạt động của chúng ta. Dù vậy, khi doanh nghiệp và xã hội cùng vượt qua đại dịch và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn, những tác động – và cơ hội – của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sẽ được gia tăng đáng kể. Ý nghĩa, mục đích của các tổ chức cũng sẽ nhận được cái nhìn rộng rãi và thấu cảm hơn. Hơn bao giờ hết, người lao động mong chờ ở các doanh nghiệp sự hỗ trợ về mặt sức khỏe, mang lại kết quả tích cực cho khách hàng, xã hội và tất cả các bên liên quan thông qua việc tận dụng các dữ liệu và phân tích thông tin chi tiết.

Sự thay đổi chưa bao giờ đến nhanh như thế, và các dữ liệu mới nhấn mạnh rằng sự chuyển đổi trong lực lượng lao động đã có dấu hiệu xuất hiện từ trước đại dịch. Khi ứng dụng AI, robot và công nghệ làm việc từ xa đang dẫn đầu, chạy đua phía trước, khảo sát Xu hướng Nhân tài Toàn cầu 2020 – thực hiện khảo sát 7.300 các giám đốc điều hành cấp cao, lãnh đạo nguồn nhân lực và nhân viên từ 9 ngành và 16 khu vực địa lý – cho chúng tôi biết rằng 77% giám đốc điều hành nhìn nhận nguồn lao động độc lập sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong tương lai. Trong khi đó, 34% nhân viên cho rằng việc làm của họ sẽ biến mất trong ba năm tới – và những nhận định này được đưa ra trước đại dịch COVID-19.

Chiến thắng bằng sự thấu cảm

Thật vậy, mối quan tâm về vấn đề đảm bảo việc làm đã tăng lên trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Những lo ngại này thách thức các doanh nghiệp phải vận hành với sự thấu cảm trong mối quan hệ với nhân viên, và ở khắp nơi đều có thể nhận ra sự hồi đáp của các doanh nghiệp trong vấn đề này. Chẳng hạn như việc các tổ chức đã nhanh chóng đưa ra các chính sách làm việc tại nhà với sự hỗ trợ của công nghệ số, giúp sự thay đổi diễn ra liền mạch nhất có thể.

Lực lượng lao động làm việc tại nhà cần một chính sách linh hoạt để đối phó với các hạn chế trong việc chăm sóc sức khỏe, sự linh hoạt về chính sách để đối phó với các khủng hoảng trong việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và các hạn chế xã hội. Các tổ chức, doanh nghiệp lớn thậm chí còn cam kết sẽ không sa thải nhân viên giữa làn sóng thất nghiệp do COVID-19 gây ra. Họ đang tìm hiểu về việc chia sẻ nhân tài tạm thời có thể vừa hỗ trợ, vừa bù đắp chi phí. Mối quan tâm toàn cầu về nhân viên nước ngoài ở nước sở tại hoặc các chuyến  công tác càng làm tình huống thêm phức tạp, báo hiệu những thay đổi trong ngành lưu trú, khách sạn và hàng không.

Các tổ chức phục vụ cộng đồng đã phải ban hành các quy trình an toàn mới. Các công ty đang cố gắng thể hiện sự thấu cảm tối đa không chỉ với những nhân viên có nguy cơ phải nghỉ không lương hoặc bị sa thải, mà còn với những khách hàng mà khả năng chi trả có thể bị ảnh hưởng do tình trạng mất việc làm. Rất nhiều ví dụ về việc các ngân hàng và công ty ô tô điều chỉnh thời gian ân hạn cho các khoản thanh toán thế chấp hoặc ô tô, nhiều giám đốc điều hành đã cắt giảm lương. Các công ty có khả năng đều đang điều chỉnh chính sách thôi việc của mình – ví dụ, để giảm nhẹ tác động cho những nhân viên có thể bị mất bảo hiểm chăm sóc sức khỏe – và mang lại hy vọng cho các nhân viên đang phải nghỉ không lương thông qua các chương trình và kế hoạch làm việc thay thế để “tái định cư” khi đại dịch kết thúc.

Winning with Empathy

Mọi chuyện rồi sẽ qua đi. Khi điều đó đến, sẽ xuất hiện một áp lực mới trong việc tuyển dụng, hoặc tái tuyển dụng nhân tài. Điều quan trọng mà khảo sát Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2020 đã chỉ ra  rằng, những nhân viên tiềm năng (được định nghĩa là phát triển về sức khỏe, sự giàu có và sự nghiệp) có khả năng cao gấp đôi sẽ lựa chọn làm việc cho một tổ chức cân bằng nhu cầu kinh tế với sự đồng cảm trong các quyết định của họ. Đối với các doanh nghiệp, chiến thắng bằng sự thấu cảm cảm là thước đo cho khả năng làm chủ ba cuộc khủng hoảng của họ: dễ thấy nhất là khủng hoảng về sức khỏe; bên cạnh đó là khủng hoảng số khi công nghệ  tối ưu hơn và đòi hỏi những kỹ năng mới, và cuối cùng là khủng hoảng kinh tế gây ra bởi COVID-19.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những hậu quả tài chính gây ra bởi tác động của đại dịch lên chi phí bảo hiểm sức khỏe cá nhân năm 2020. Sự thấu cảm cùng lợi ích kinh tế phải dẫn dắt và hỗ trợ những cá nhân tự đóng bảo hiểm: Họ sẽ phản ứng như thế nào trước thông báo rằng các công ty bảo hiểm sức khỏe lớn của Hoa Kỳ từ chối chia sẻ chi phí cho tất cả các dịch vụ chăm sóc và điều trị COVID-19 với các thành viên tham gia chương trình bảo hiểm?

Trong một cuộc thăm dò gần đây với 650 công ty tự đóng bảo hiểm, hơn một phần ba cho biết họ rất có khả năng hoặc có khả năng cũng từ chối việc chia sẻ chi phí, trong khi ít hơn một phần tư cho biết họ không hoặc chắc chắn không làm vậy. Nhưng 39% vẫn chưa bắt đầu xem xét câu hỏi bởi họ còn phải đối mặt với một số cân nhắc, từ các chương trình điều trị trong và ngoài hệ thống đến các vấn đề thanh toán, chất lượng và khung thời gian.

Bốn xu hướng của tương lai

Những chuyển biến phức tạp này có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng dài hạn. Nghiên cứu Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2020 của Mercer đã xác định bốn xu hướng sẽ định hình tương lai cho các tổ chức và các thành viên, bắt đầu từ việc lấy tương lai làm trọng tâm.

Mặc dù có đến 68% giám đốc điều hành muốn đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng các chỉ số về môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) trong năm 2020. Nhưng đồng thời, tác động của đại dịch COVID-19 lên năng suất lao động khiến cho việc đưa ra lời khuyên tài chính tốt cho tất cả các thế hệ trong lực lượng lao động mang tính cấp bách và là vấn đề cốt lõi trong việc tuyên bố giá trị hôm nay và trong tương lai. Đối với hoạt động sáp nhập & mua lại (M&A), tính bền vững sẽ là một phần cốt lõi của việc thẩm định doanh nghiệp trong tương lai. Đây cũng là thời điểm để trân trọng sự thấu cảm của các cổ đông khi xã hội đang gặp phải những thách thức đối với hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội.

Tiếp đó là cuộc chạy đua trong việc tái đào tạo kỹ năng. Gần 100% các tổ chức cho biết họ muốn theo đuổi chuyển đổi vào năm 2020, nhưng lại ghi nhận lỗ hổng đáng kể về mặt kỹ năng. Ban lãnh đạo coi việc tái đào tạo kỹ năng là khoản đầu tư nhân tài hàng đầu cho sự thành công trong kinh doanh và là khoản đầu tư rất được chú trọng khi các công ty chuẩn bị cho nhân viên của họ quay lại làm việc sau đợt khủng hoảng. Mô hình làm việc tại nhà mới, hình thành do COVID-19, càng làm tăng thêm tính cấp bách cho cuộc chạy đua tái đào tạo kỹ năng. Đây là cơ hội để dành thời gian học hỏi các kỹ năng số – cũng như các kỹ năng khác được ghi nhận trong báo cáo Xu hướng nhân tài toàn cầu – và hơn 75% nhân viên cho biết họ sẵn sàng học chúng. Lãnh đạo điều hành bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho lực lượng lao động sẵn sàng với việc tái đào tạo kỹ năng trong tương lai.

Four Trends for Tomorrow

Cấp bách không kém là xu hướng phân tích dự đoán trước đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng những hiểu biết khoa học về lực lượng lao động nên được sử dụng rộng rãi hơn. Chỉ 43% tổ chức sử dụng số liệu để xác định khả năng nghỉ việc của nhân viên, 18% biết tác động mà chiến lược trả lương của họ mang lại và chỉ 12% sử dụng phân tích để điều chỉnh sự bất bình đẳng về giới tính, chủng tộc và tuổi tác – tất cả đều là dữ liệu có giá trị trong thời điểm thay đổi liên tục như bây giờ. Câu hỏi quan trọng là, dữ liệu nào cần thiết để cho phép các nhà điều hành đưa ra quyết định với sự thấu cảm?

Trong bối cảnh hiện tại, bộ phận nhân sự có cơ hội dựa vào phân tích để trả lời các câu hỏi mang tính chiến lược, được đưa ra do những khủng hoảng mà COVID-19 đem tới: Chiến lược tốt nhất để nâng cao hiệu suất là gì? Những bộ phận nào cần thêm nhân viên độc lập? Các trung tâm đào tạo nhân tài nên được đặt ở đâu?

Cuối cùng, việc cung cấp trải nghiệm cho nhân viên có thể là điều quan trọng nhất – cũng là xu hướng khó tạo nên nhất năm 2020. Trong khi 58% doanh nghiệp đang cố gắng lấy con người làm trung tâm, chỉ 27% các giám đốc điều hành tin rằng việc đầu tư vào kinh nghiệm của nhân viên sẽ mang lại lợi nhuận kinh doanh.

Dù sao thì sự an nhiên của nhân viên được xếp hạng là mối quan tâm hàng đầu của lực lượng lao động bởi gần một nửa số người trả lời khảo sát, nhưng chỉ 29% các lãnh đạo nhân sự cho biết họ có chiến lược về sức khỏe và sự an nhiên, mặc dù điều này có thể sẽ thay đổi do cuộc khủng hoảng COVID-19. Với 2/3 nhân viên trên toàn cầu cảm thấy có nguy cơ kiệt sức trong năm tới, nguy cơ đó có thể bùng phát như thế nào trong gian đoạn giãn cách xã hội, làm việc từ xa, các lệnh đóng cửa và phong tỏa kéo dài?

Giúp nhân viên luôn tràn đầy năng lượng trong thời điểm khủng hoảng chưa từng có như hiện nay là một thách thức – cả hiện tại và ở tương lai gần. Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động nhiều hơn là các kế hoạch dự phòng và các biện pháp an toàn của doanh nghiệp, và dữ liệu chỉ ra rằng những nhân viên cảm thấy tràn đầy năng lượng với công việc của mình sẽ kiên cường hơn, sẵn sàng để tái đào tạo kỹ năng và hào hứng hơn với những thay đổi phía trước.

Chỉ có một nền văn hóa thấu cảm mới có thể giữ ngọn lửa năng lượng cho nhân viên giữa nhiều bất ổn, tăng cường sự ổn định và tính nhanh nhẹn mà các tổ chức đang tìm kiếm trong thời điểm bất ổn như hiện nay.

Nguồn: Mercer

Liên hệ

Liên hệ

Bản tin

Đã thêm vào giỏ hàng
CEO Chat: Aligning Tech & People for Sustainable Growth Package: Early bird Xem giỏ hàng
Không thể thêm vào giỏ hàng. Mỗi giỏ hàng chỉ áp dụng cho 01 sản phẩm.
Giỏ hàng trống. Hãy thêm sản phẩm vào giỏ hàng để tiếp tục!